THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY NHANH NHẤT
Thời gian gần đây tôi bị nổi mề đay rất nhiều, một số chỗ trên mặt, chân tay rồi lây ra toàn thân. Xin bác sĩ cho biết tôi phải uống thuốc gì để khỏi bệnh?
Tôi là nam giới, ở Hải Phòng, năm nay 31 tuổi. Thời gian gần đây tôi bị nổi mề đay rất nhiều, một số chỗ trên mặt, chân tay và lây ra toàn thân. Mỗi lần bị như thế rất khó chịu. Khi nào tôi uống thuốc dị ứng thì đỡ nổi nhưng chỉ sau 2 ngày không uống thuốc lại bị tiếp. Xin các bác sĩ cho biết tôi phải uống thuốc gì? Rất mong được bác sĩ tư vấn giúp đỡ. Xin cám ơn! - (Sơn).
![]() |
Trả lời:
Chào bạn,
Mề đay là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da. Bệnh gây nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những sẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo triệu chứng ngứa.
Mẩn ngứa có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh giới hạn trong vài tuần là mề đay cấp tính, bệnh trên 6 tuần gọi là mề đay mãn tính.
Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Mề đay thể nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng nhóm thuốc chống dị ứng kháng Histamin với thời gian từ một đến vài tuần kết hợp với việc tìm ra và loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu có. Đối với thể nặng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốc do phù nề đường hô hấp, cần nhập viện để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.
![]() |
Trường hợp của bạn có thể là một dạng mề đay cấp tính thể nhẹ. Do vậy, việc cần thiết nhất là sớm tìm ra và loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Như chia sẻ bên trên, bệnh có thể là thức ăn hay do tiếp xúc thường ngày, bạn cần chú ý quan sát và lưu ý những vật dụng, thức ăn thường ngày để tìm ra và loại trừ tác nhân này.
Và cũng trong chia sẻ bên trên, một số tác nhân không dễ nhận diện, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết. Một việc cần thiết trước mắt bạn nên làm hiện nay là để ý và loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trong sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ Dương Lê Trung
Bộ môn Da liễu Đại học Y dược TP HC
M
Có Thể Bạn Quan Tâm
CHUYÊN MỤC
Được tạo bởi Blogger.

Xem nhiều
-
Bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng nó khiến bệnh nhân rất khó chịu, đồng thời gây ra nhiều phiền toái nếu không biết cách phát hiện và đ...
-
Theo thống kê của ngành da liễu hiện Việt Nam có tới 20% dân số mắc bệnh á sừng,viêm da cơ địa. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưn...
-
Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt ...
-
Gầu là “ bệnh” mãn tính được đặc trưng bởi hiện tương ngứa và bong da đầu. Mặc dù gàu không lây lan và không gây ra hậu quả nghiêm trọng, n...
-
1. Lá sung, đu đủ, khoai tây. Khi kết hợp ba loại: Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng đơn giản...
-
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sin...
-
Nấm da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm mất đi vẻ tự tin do từng "nắm” tóc rụng. “Tiêu diệt” loại nấm này khô...
-
Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như: nhóm allylamine, nhóm azole (clotrimazole, econazole, ke...
-
Nguyên nhân gây á sừng Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền tr...
-
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh...

Đăng nhận xét