BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI TRẺ BỊ MỀ ĐAY
Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ xuất hiện kéo theo các triệu chứng như vùng da sẩn đỏ, gây ngứa và khó chịu cho trẻ. Đây là một phản ứng viêm của da, có cơ thể phức tạp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mề đay ở trẻ thường xuất hiện dưới 2 dạng : bệnh mề đay cấp tính và mãn tính. Dưới đây là một số lưu ý dành cho cha mẹ khi trẻ bị mề đay.
Theo bác sỹ Trần Lan Anh, khi trẻ bị mề đay cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cần loại bỏ hết tất cả các yếu tố gây bệnh cho trẻ.
Cần tránh cho trẻ ăn một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Đặc biệt tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê….
Trong trường hợp nổi mề đây cấp tính , cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (pha một phần giấm, 2 phần nước) để thoa hay tắm.
![]() |
Cần tránh dùng các loại thuốc mỡ kháng histamn (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
Để điều trị mề đay cấp, nặng kèm phù thanh quản có thể sử dụng thuốc corticoides (uống hay tiêm) . Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.Tuy nhiên, mọi lưu ý về liều lượng và sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Trong trường hợp mề đay mãn tính : Mề đay mãn tính thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Nguồn tin : tạp chí phụ nữ
Có Thể Bạn Quan Tâm
CHUYÊN MỤC
Được tạo bởi Blogger.

Xem nhiều
-
Bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng nó khiến bệnh nhân rất khó chịu, đồng thời gây ra nhiều phiền toái nếu không biết cách phát hiện và đ...
-
Theo thống kê của ngành da liễu hiện Việt Nam có tới 20% dân số mắc bệnh á sừng,viêm da cơ địa. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưn...
-
Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt ...
-
Gầu là “ bệnh” mãn tính được đặc trưng bởi hiện tương ngứa và bong da đầu. Mặc dù gàu không lây lan và không gây ra hậu quả nghiêm trọng, n...
-
1. Lá sung, đu đủ, khoai tây. Khi kết hợp ba loại: Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng đơn giản...
-
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sin...
-
Nấm da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm mất đi vẻ tự tin do từng "nắm” tóc rụng. “Tiêu diệt” loại nấm này khô...
-
Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như: nhóm allylamine, nhóm azole (clotrimazole, econazole, ke...
-
Nguyên nhân gây á sừng Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền tr...
-
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh...

Đăng nhận xét