THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN
Số lượng các loại lá được dùng cho mỗi lần nấu nhiều hay ít là tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ (mỗi lần nấu có thể sử dụng từ 7 – 20 lá trầu; từ 10 – 20 lá bèo hoa dâu; từ 2 – 4 nắm rau răm; lượng muối hột vừa đủ mặn (không nên quá mặn); lượng nước từ 2 – 3 lít nước). Mỗi ngày nên tắm và thoa hỗn hợp lá này 2 lần (không nên tắm lại bằng nước sạch ngay mà phải đợi khoản 3 – 4 tiếng đồng hồ sau mới tắm lại bằng nước sạch nhằm giúp cho nước từ hỗn hợp lá này thấm sâu vào những vùng bị vảy nến). Nên ngưng sử dụng các loại thuốc tây điều trị bệnh vảy nến trước đây mình đã sử dụng.
![]() |
Lá trầu (có thể trồng ngay trong vườn hoặc mua ở chợ)
![]() |
Rau răm (có thể trồng ngay trong vườn hoặc mua ở chợ)
![]() |
Bèo hoa dâu
(Thường sống ở các ao sen, có thể nuôi bèo ngay trong các ao gần nhà)

Muối hột (Muối sống)
Rất mong quý anh chị em cùng chia sẻ 2 bài thuốc dân gian này đến với những ai bị bệnh vảy nến để giúp họ tìm thấy được niềm vui và sự dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày.
BỆNH VẨY NẾN THỂ GIỌT
Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mãn tính được biết đến từ thời thượng cổ và là những bệnh ngoài da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khi mắc bệnh có triệu chứng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, bệnh vẩy nến thường hay xuất hiện ở da đầu, đầu gối, chân, cánh tay, khuỷu tay…
![]() |
Bệnh vẩy nến thể giọt
Biểu hiện bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì (ngoài da), điều trị rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc trị.
Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số.
Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây lan như bao người nhầm tưởng.
Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì ?
Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.
Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.
Thương tổn móng: Có khoảng 30% – 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.
Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn … Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.
PGS. TS. Trần Hậu Khang
Có Thể Bạn Quan Tâm
CHUYÊN MỤC
Được tạo bởi Blogger.

Xem nhiều
-
Bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng nó khiến bệnh nhân rất khó chịu, đồng thời gây ra nhiều phiền toái nếu không biết cách phát hiện và đ...
-
Theo thống kê của ngành da liễu hiện Việt Nam có tới 20% dân số mắc bệnh á sừng,viêm da cơ địa. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưn...
-
Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt ...
-
Gầu là “ bệnh” mãn tính được đặc trưng bởi hiện tương ngứa và bong da đầu. Mặc dù gàu không lây lan và không gây ra hậu quả nghiêm trọng, n...
-
1. Lá sung, đu đủ, khoai tây. Khi kết hợp ba loại: Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng đơn giản...
-
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sin...
-
Nấm da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mà còn làm mất đi vẻ tự tin do từng "nắm” tóc rụng. “Tiêu diệt” loại nấm này khô...
-
Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như: nhóm allylamine, nhóm azole (clotrimazole, econazole, ke...
-
Nguyên nhân gây á sừng Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền tr...
-
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh...

Đăng nhận xét